Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
197 người đã bình chọn
1020 người đang online

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan công sở, các khu vực hành chính sự nghiệp

Đăng ngày 25 - 04 - 2015
100%

Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên giải pháp kỹ thuật.



1. Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
2. Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.
3. Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lưới điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng).
4. Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở.
5. Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc). Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.
6. Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các đèn compact 9W.
7. Mạng lưới điện trong cơ quan
- Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn
- Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện
- Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu chì, phích cắm bị phát nóng quá mức.

 


Bên cạnh đó cần thực hiện quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc:

Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ hai là rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt điện tuyệt đối mà thôi.

Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục vạn đồ điện dân dụng kiểu như vậy, đó là: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy photocopy, quạt điện, đèn bàn... Nếu tất cả chúng đều được rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng đáng kể. Hơn nữa Việt Nam là một nước có khí hậu ẩm ướt, lượng điện năng hao phí do dòng điện rò còn lớn hơn gấp nhiều so với các nước có khí hậu khô ráo.

Đối với các thiết bị điện tử có điều khiển từ xa như ti vi, đèn, quạt cũng không nên để chế độ đèn chờ (đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ tiêu thụ 8W, tương đương với một bóng đèn compact 7W. Tổng năng lượng do đèn chờ tiêu thụ trong cả nước cũng là một con số khá lớn.

Nếu áp dụng, có thể làm theo cách khác khoa học và triệt để hơn. Nên tách nguồn điện cung cấp cho các ổ cắm trong cơ quan thành một mạch riêng, có cầu dao tổng. Sau giờ làm việc, người trực điện của cơ quan có nhiệm vụ cúp cầu dao tổng, đến giờ làm việc lại đóng lại.

<

Tin mới nhất

Xin ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về ban hành chính sách "Hỗ trợ kinh phí mua sắm...(19/05/2023 9:59 SA)

Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020(09/09/2022 11:32 SA)

Công văn hướng dẫn trình tự, thủ tục và hồ sơ nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa nước sang...(08/09/2022 11:31 SA)

Báo cáo số 455 Tình hình thực hiện cơ chết tự chủ theo Nghị định số(08/09/2022 11:28 SA)

Kế hoạch số 91/KH-UBND về việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh...(08/09/2022 11:28 SA)

Nhiều đổi mới trong thông tư liên quan đến công tác khuyến công(04/10/2018 1:19 CH)

Thanh Hóa: Kết hợp khuyến công và xúc tiến thương mại(04/10/2018 10:08 SA)

Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối,...(02/07/2015 10:08 SA)