Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
204 người đã bình chọn
2819 người đang online

Nhu cầu nhập khẩu của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh GCC và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước GCC

Đăng ngày 10 - 09 - 2013
100%

Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) gồm 6 quốc gia thành viên là Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út, Cô-oét, Ba-ranh, Ca-ta và Ô-man. Từ tháng 01/2003, 6 nước thành viên đã thực hiện Liên minh quan thuế (CU) và thống nhất áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung có mức thuế khoảng 5% áp dụng trong toàn khu vực đối với hầu hết các sản phẩm.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (International Trade Center), năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của các nước GCC đạt khoảng 407,4 tỷ USD, chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới. Trong khối GCC, nước nhập khẩu nhiều nhất là UAE với kim ngạch 200,7 tỷ USD, chiếm 49% tổng kim ngạch nhập khẩu của GCC. Tiếp theo là Ả-rập Xê-út với kim ngạch 131 tỷ USD, chiếm 32%.

 Kim ngạch nhập khẩu của các nước GCC

Đơn vị tính: tỷ USD

Thị trường

Giá trị nhập khẩu 2012

Tăng/giảm so với năm 2011 (%)

Tỷ trọng trong tổng KNNK của thế giới (%)

Thế giới

18.192,9

1

100

GCC

407,5

3

2,2

UAE

200,7

9

1,1

Ả-rập Xê-út

131,4

19

0,7

Ô-man

28,1

19

0,2

Ca-ta

19,3

17

0,1

Cô-oét

19,1

2

0,1

Ba-ranh

8,9

18

0

Nguồn: Trade Map, ITC

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của GCC năm 2012 gồm:

- Sản phẩm máy móc thuộc chương 84 (56,5 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của GCC, trong đó kim ngạch nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động, máy tính thuộc mã HS 8471 là 7,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu quạt điện các loại, máy hút mùi nhà bếp thuộc mã HS 8414 là 3 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu điều hòa nhiệt độ là 2,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu máy làm lạnh, tủ lạnh là 1,4 tỷ USD);

- Phương tiện vận tải thuộc chương 87 (51,5 tỷ USD, chiếm 13%); máy bay (18,7 tỷ USD, chiếm 4,5%);

- Ngọc trai, đá quý, kim loại quý (41,8 tỷ USD, chiếm 10%);

- Máy móc thiết bị điện, điện tử thuộc chương 85 (39,3 tỷ USD, chiếm 9,6%; trong đó riêng mặt hàng điện thoại di động, GCC nhập khẩu khoảng 8 tỷ USD; riêng mặt hàng dây và cáp điện, cáp quang GCC nhập khẩu 3,2 tỷ USD);

- Nhiên liệu khoáng, dầu và sản phẩm chưng cất từ dầu (21,5 tỷ USD, chiếm 5%);

- Sắt thép và sản phẩm sắt thép (32,5 tỷ USD, chiếm 8%);

- Đồ gỗ và các sản phẩm trang trí nội thất (7,3 tỷ USD, chiếm 2%);

- Sản phẩm nhựa (7,2 tỷ USD);

- Ngũ cốc (6,9 tỷ USD); thịt các loại (4,6 tỷ USD); sản phẩm sữa, mật ong, trứng gia cầm (3,3 tỷ USD); trái cây và hạt ăn được (2,4 tỷ USD); đường, kẹo (2,3 tỷ USD); hạt và quả có dầu, ô-liu (1,8 tỷ USD); chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột (1,8 tỷ USD); mỡ, dầu, sáp động vật hoặc thực vật (1,7 tỷ USD); sản phẩm chế từ rau quả, hạt (1,3 tỷ USD); chè, cà phê, gia vị các loại (1,07 tỷ USD); rau các loại và một số loại củ, rễ ăn được (1,2 tỷ USD); sản phẩm chế biến từ thủy sản (0,6 tỷ USD); thủy sản (0,6 tỷ USD); động vật sống (0,6 tỷ USD); sản phẩm xay xát, mạch nha, tinh bột, innulin, gluten bột mỳ (0,3 tỷ USD).

- Sản phẩm dệt may thuộc các chương 50,51,53,54,55,55,56,57,58,59,60 (6,7 tỷ USD); sản phẩm may mặc thuộc các chương 61,62,63 (13,2 tỷ USD); sản phẩm mũ thuộc chương 65 (0,16 tỷ USD);

- Giày dép thuộc chương 64 (2,2 tỷ USD);

- Dược phẩm (6,4 tỷ USD);

- Cao su và sản phẩm cao su (5,4 tỷ USD);

- Hóa chất hữu cơ (4 tỷ USD); nhôm và sản phẩm từ nhôm (2,6 tỷ USD); đồng và các sản phẩm từ đồng (2,7 tỷ USD); giấy và sản phẩm giấy (3 tỷ USD); gỗ và sản phẩm gỗ thuộc chương 44 (2,9 tỷ USD); sản phẩm gốm sứ (2,6 tỷ USD); đồng hồ các loại (2,5 tỷ USD); thuốc lá (2 tỷ USD); kính và sản phẩm kính (1,6 tỷ USD); đồ chơi, dụng cụ thể dục thể thao, giải trí (1,3 tỷ USD); hàng tạp hóa làm từ kim loại thường (1,3 tỷ USD); xà phòng, chất tẩy rửa, bôi trơn, đánh bóng, nến sáp (1,2 tỷ USD).

Trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước GCC gia tăng nhanh chóng và có mức tăng đột biến trong năm 2012. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước GCC đạt 1,26 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước GCC đạt 2,7 tỷ USD, tăng 113% so với năm 2011. Mặc dù có sự tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu của Việt Nam sang GCC mới chỉ tương đương với 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của 6 nước GCC (407 tỷ USD năm 2012) và chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của các nước GCC.

Như đã nêu ở trên, các nước GCC có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (dao động từ 2 tỷ USD đến 8 tỷ USD) đối với các mặt hàng như đồ gỗ, sản phẩm nhựa, ngũ cốc, dệt may, giày dép, cao su và sản phẩm cao su, thịt, sữa và sản phẩm sữa, rau quả các loại, v.v…

Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang GCC, điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 64%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 143 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5%; thủy sản đạt 126 triệu USD, chiếm 5%; máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 106 triệu USD, chiếm 4%; hạt tiêu đạt 78 triệu USD, chiếm 4%; vải đạt 66 triệu USD, chiếm 2%; sản phẩm dệt may đạt 56 triệu USD, chiếm 2%; giày dép đạt 48 triệu USD, chiếm 2%.

Một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu sang các nước GCC tăng vọt trong năm 2012 là do tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (chủ yếu là điện thoại di động), chiếm tỷ trọng tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước GCC. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện sang GCC năm 2012 đạt 1,7 tỷ USD, tăng 331% so với năm 2011.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012 cho thấy xuất khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào hai nhóm mặt hàng là điện thoại di động; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt điều, rau quả), dây điện và cáp điện, sản phẩm điện gia dụng, gốm sứ, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng… đồng thời cũng là những mặt hàng có nhu cầu cao tại các nước GCC, có giá trị xuất khẩu thấp và tỷ trọng nhỏ. Để gia tăng thị phần cho những mặt hàng này tại các nước GCC, đồng thời nhằm đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu sang các nước GCC, các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước và các doanh nghiệp cần dành nhiều quan tâm hơn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp thị tại thị trường GCC trong thời gian tới.

Bảng: Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang GCC năm 2012

Sản phẩm

Kim ngạch (USD)

Tỷ trọng

Điện thoại các loại và linh kiện

1.710.788.503

  64%

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

143.870.017

5%

Hàng thủy sản

126.301.442

5%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

106.034.939

4%

Hàng hóa khác

104.411.020

4%

Hạt tiêu

78.773.385

3%

Vải các loại

66.372.614

2%

Sản phẩm dệt, may

56.503.398

2%

Giày dép các loại

48.337.235

2%

Sắt thép loại khác

40.551.676

2%

Sản phẩm từ gỗ

25.175.628

1%

Đá quý, kim loại quý và Sản phẩm

20.859.006

1%

Hạt điều

20.697.053

1%

Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

18.039.686

1%

Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc

17.402.917

1%

Gạo

15.972.029

1%

Hàng rau quả

14.949.202

1%

Chè

14.305.933

1%

Sản phẩm từ chất dẻo

8.667.685

< 1%

Phân Ure

6.817.500

< 1%

Thuốc lá điếu

6.795.813

< 1%

Cà phê

6.493.359

< 1%

Giấy các loại

6.282.208

< 1%

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

5.771.238

< 1%

Sản phẩm từ  sắn

4.235.440

< 1%

Tàu thuyền các loại

3.347.140

< 1%

Nguyên phụ liệu thuốc lá

3.017.304

< 1%

Gỗ

2.997.990

< 1%

Dây điện & dây cáp điện

2.265.516

< 1%

Cao su

995.841

< 1%

Sản phẩm từ cao su

777.611

< 1%

Sản phẩm từ dệt, may

645.203

< 1%

ô tô loại khác

620.000

< 1%

Sản phẩm gốm, sứ

529.967

< 1%

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

274.885

< 1%

Xơ, sợi dệt các loại

236.037

< 1%

Sản phẩm hóa chất

158.600

< 1%

Hóa chất

105.250

< 1%

Tổng kim ngạch

2.690.380.271

100%

Nguồn: Tổng cục Hải quan
 

<

Tin mới nhất

(28/01/2021 10:40 SA)

Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 14/2018/NQ-CP ngày 23/01/2018(15/08/2018 9:05 SA)

Thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam–Campuchia–Lào(16/12/2013 10:03 SA)

Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam(06/12/2013 10:02 SA)

Hàng hóa xuất khẩu sang Chi-lê được hưởng ưu đãi thuế quan(05/12/2013 10:02 SA)

Xuất khẩu dệt may có thể đạt mục tiêu 19 tỷ USD(06/11/2013 10:02 SA)

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày giảm(29/10/2013 10:02 SA)

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến Việt Nam sang thị trường EU(24/09/2013 10:01 SA)