heo đó, các trường hợp phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp được quy định bao gồm: (1) Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch trước khi dự án chính thức hoạt động; (2) Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; (3) Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công suất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; (4) Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp phải được thẩm định thông qua Hội thẩm định với thành phần gồm đại diện: Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp (nếu có) nơi thực hiện dự án hoặc nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng cất giữ, sử dụng hóa chất và các chuyên gia.
Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo luật định. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch để triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, Thông tư số 20/2013/TT-BCT cũng quy định về các trường hợp phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm: (1) Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động; (2) cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; (3) các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013.
Chi tiết Thông tư xem tại đây.
Nguồn: Vụ Pháp chế